Bạn có biết ý nghĩa bánh Trung Thu, phân loại như thế nào?

Từ lâu bánh Trung Thu là một phần không thể thiếu vào mỗi dịp tết Trung Thu (ngày rằm tháng 8 hằng năm). Mặc dù bánh Trung Thu rất phổ biến và có từ rất lâu tại Việt Nam, nhưng vẫn có nhiều người không hề biết về ý nghĩa bánh Trung Thu. Hãy đi tìm câu trả lời thông qua bài viết này nhé.

1. Nguồn gốc của bánh Trung Thu

Nhiều người lầm tưởng rằng bánh Trung Thu đã xuất hiện từ rất lâu ở Việt Nam nên khẳng định rằng bánh Trung Thu có nguồn gốc  từ Việt Nam. Những nguồn gốc thật sự của bánh Trung Thu đến từ nước láng giềng Trung Quốc.

Theo truyền thuyết Trung Quốc kể lại vào cuối thời Nguyên, xảy ra một cuộc khởi nghĩa nông dân do Lưu Bá ÔnChu Nguyên Chương khởi xướng, lúc này người dân đã dùng những chiếc bánh hình tròn ( tức bánh Trung Thu bây giờ) rồi nhét một tờ giấy ghi thời gian để bắt đầu cuộc khởi nghĩa lúc trăng tròn và sáng nhất (rằm tháng tám), rồi bí mật truyền thông tin này đi.

Vì vậy mà những thông tin đều được người dân truyền đi rộng rãi khắp nơi một cách an toàn nhờ vào những chiếc bánh tròn đó. Từ đó người Trung Quốc lấy ngày rằm tháng tám hằng năm để kỷ niệm những chiếc bánh Thu đó.

2. Ý nghĩa bánh Trung Thu

ý nghĩa của bánh trung thu

Mặc dù có nguồn gốc từ nước khác nhưng bánh Trung Thu đã dần ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam và mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc nhất.

Bánh Trung Thu tại Việt Nam thường thấy có 2 loại truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo, mỗi loại lại có ý nghĩa khác nhau:

2.1 Ý nghĩa bánh Trung Thu về loại bánh

Loại bánh trung thu

   Bánh Trung Thu nướng được làm bằng bột mì lên men kết hợp với nhiều loại nhân đa dạng khác nhau như đậu xanh, thập cẩm, khoai môn, trứng muối,… dù có tất bật đầu sáng mặt tối với công việc thì đâu đó vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Bánh kết hợp 2 hương vị mặn ngọt tròn vị thể hiện sự sau khó khăn vẫn còn sự ấm áp ngọt ngào đến từ gia đình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bánh Trung Thu dẻo khác với bánh nướng được làm bằng bột mì lên men thì bánh dẻo được làm từ bột nếp. Nhân của bánh dẻo thường là vị: ngọt như hạt sen, đậu xanh, khoai môn mang đến vị ngọt ngào, thanh khiết như tình yêu khăng khít của vợ chồng.

2.2 Ý nghĩa bánh Trung Thu về hình dáng

Củng như loại bánh, hình dáng bánh Trung Thu có 2 loại chính: hình tròn và hình vuông (phần lớn hình tròn chiếm nhiều hơn).

hình dạng của bánh trung thu

   Bánh Trung Thu tròn như được nhân bản của vầng trăng tròn của rằm tháng 8 thể hiện sự tròn vẹn, đong đầy của sự sum họp của các thành viên trong gia đình.

Bánh Trung Thu vuông có hình dáng thể hiện cho trời đất, sự tự do và hạnh phúc của mọi người.

Ở trên là ý nghĩa bánh Trung Thu, sau khi đọc xong và hiểu được ý nghĩa của chúng thì nhân dịp Trung Thu sắp đến hãy cùng gia đình ngồi lại bên nhau và tặng những chiếc bánh Trung Thu cho những ai mà bạn yêu quý nhất. Chúng sẽ giúp bạn gửi đến những lời chúc tốt đẹp và sâu sắc nhất đến người nhận.

3. Có bao nhiêu loại bánh Trung Thu phổ biến hiện nay?

3.1 Bánh Trung Thu truyền thống (bánh nướng nhân thập cẩm) 

bánh trung thu thập cẩm

Bánh Trung Thu nhân thập cẩm không thể không nhắc đến, cho dù ngày nay có cải tiến nhiều nhân và hương vị mới lạ đến đầu. Thì bánh nướng nhân truyền thống vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt mỗi khi đến rằm tháng 8. Vì sự kết hợp hoàn hảo của nhiều nguyên liệu như trần bì, lạp xưởng, mứt bí, mỡ đường,… tạo nên một hương vị khó ai có thể cưỡng lại được.

Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng phát triển của người tiêu dùng nên đầu bếp đã thay thế những nguyên liệu truyền thống ở trên bằng những nguyên liệu cao cấp hơn như bào ngư, vi cá, hạt hồ đào,… những vẫn giữ được hương vi của bánh Trung Thu truyền thống.

3.2 Bánh nướng các nhân hương vị khác

banh trung thu nhân ngọt

Nếu bạn và gia đình cảm thấy ngấy khi ăn bánh Trung Thu nướng nhân thập cẩm thì nhưng bánh Trung Thu nướng nhân đậu xanh, hạt sen, khoai môn kết hợp cùng trứng muối tạo nên độ mặn ngọt hoàn hảo. Các loại nhân trên đều có độ bùi béo rất thích hợp để dùng trong những buổi tiệc trà.

3.3 Bánh Trung Thu ăn kiêng (nhân làm từ các loại quả hạt khô)

Dành cho những người đang có chế độ ăn lành mạnh phù hợp với những ai đang kiên và bị tiểu đường. Bánh Trung Thu nhân các quả khô và hạt khô mang lại chiếc bánh ít calo, an toàn và bổ dưỡng.

Nhân bánh được lựa chọn từ những loại phổ biến có lợi cho sức khỏe như hạnh nhân, nho khô, óc chó, phúc bồn tử không sử dụng dầu mỡ, thanh đạm khiến bạn ăn nhiều nhưng không hề bị ngấy.

3.4 Bánh Trung Thu dẻo 

bánh trung thu dẻo

Bánh dẻo được làm bàng bột nếp nên có vỏ bánh màu trắng ngà. Nguyên liệu làm nên vỏ bánh gồm bột nếp, đường, dầu ăn và nước hoa bưởi, bạn nào khi ăn để ý sẽ ngửi được mùi thơm của hoa bưởi.

Như đã nói ở phần trên thì bánh dẻo thường kết hợp với nhân dẻo như khoai môn, đậu xanh, hạt sen,… nhưng dần về sau này đầu bếp đã kết hợp thêm nguyên liệu để bánh dẻo được thơm ngon hơn như nhân khoai môn sữa dừa,…

3.5 Bánh Trung Thu rau câu 

bánh trung thu rau câu

Nghe qua có vẻ lạ nhưng nó sẽ mang lại hương vị mới so với bánh Trung Thu truyền thống trước đây, thanh mát và dịu ngọt đó là những gì bạn cảm nhận được khi ăn loại bánh này. Loại này thì cực kì dễ làm tại nhà, không cần tốn quá nhiều nguyên liệu.

Bánh Trung thu rau câu có lớp vỏ bằng thạch rau câu nên bạn có thể làm ra bánh với nhiều màu sắc khác nhau. Sẽ là món quà Trung Thu cho những người thích hương vị độc lạ, mới mẻ.

Kết:

Cảm ơn bạn vì đã đọc hết bài viết này. Mong rằng với những nội dung được chia sẻ ở trên bạn có thể hiểu rõ hơn về những chiếc bánh đặc biệt trong dịp Tết Trung Thu. HIểu được ý nghĩa của từng loại bánh Trung Thu thì bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp nhất theo sở thích của gia đình hoặc bản thân mình.

Tham khảo thêm: Thương hiệu bánh trung thu nào ngon?

Trả lời