Chích ngừa thủy đậu cho bé

Tháng 3-5 là thời gian cao điểm bùng phát dịch thủy đậu ở trẻ em, đây cũng là thời điểm mà các bệnh viện nhi và trung tâm y tế rơi vào tình trạng quá tải vì số lượng trẻ em nhập viện tăng cao.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần phòng tránh và ngăn ngừa kịp thời nguy cơ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này.

Tiêm phòng thủy đậu cho con là điều mà bố mẹ phải làm để giúp bé phòng ngừa được bệnh thủy đậu suốt đời. Dưới đây là một số lưu ý về chích ngừa thủy đậu cho bé mà cha mẹ nên biết.

1.  Lợi ích khi chích ngừa thủy đậu cho trẻ

Virus gây ra bệnh thủy đậu rất dễ lây lan, trước khi có vắc-xin, nó được coi là bệnh thời thơ ấu, tức là bất kì ai khi còn nhỏ cũng đều sẽ mắc bệnh này. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là nhẹ, người bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bệnh này hầu như sẽ không tái phát, do đó nếu đã bị một lần thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể, để miễn nhiễm cả đời. Chỉ một số trường hợp rất ít là bị tái nhiễm, song triệu chứng cũng nhẹ, không đáng kể.

Nếu tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu ngay từ bé thì gần như sẽ không bị nhiễm bệnh (chính xác là có nhiễm virus nhưng sẽ không phát triển thành bệnh), tỉ lệ tới trên 90%. Nếu có thì triệu chứng cũng sẽ rất nhẹ và nhanh khỏi. Chính vì thế, việc chích ngừa thủy đậu cho con là điều rất cần thiết mà các bố mẹ nên làm cho con yêu.

Chích ngừa thủy đậu là việc ba mẹ nào cũng nên làm cho con

2.  Tiêm phòng thủy đậu cho con khi nào, mấy mũi?

Tiêm vắc-xin thủy đậu được khuyến khích dành cho tất cả trẻ em dưới 13 tuổi và chưa từng mắc bệnh thủy đậu trước đây.

Vắc-xin thực chất là các virus đã bị suy yếu và mất đi độc tính. Khi đưa vào cơ thể, nó sẽ không gây ra bệnh và kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, không phải tiêm bất kỳ khi nào bạn muốn mà nên theo lịch trình và khuyến cáo của bộ y tế để đảm bảo vắc-xin đạt được hiệu quả tốt nhất, không gây ra bất kì ảnh hưởng xấu nào cho cơ thể.

Thông thường, bé nên tiêm 2 liều  vắc-xin thủy đậu :

  • Liều 1 : khi 13 – 18 tháng tuổi.
  • Liều 2 : khi 4 – 6 tuổi.

Trẻ lớn hơn và chưa được tiêm chủng theo lịch trên thì được tiêm chích ngừa 2 mũi liên tiếp và mỗi mũi cách nhau 4 – 8 tuần.

Một số trường hợp bé phải chờ chích ngừa thủy đậu:

  • Đang bị ốm bệnh.
  • Từng có phản ứng dị ứng với vắc-xin, gelatin hay neomycin kháng sinh.
  • Đang bị ung thư, nhiễm HIV/AIDS, đang điều trị thuốc (ví dụ như thuốc steroid) hoặc hóa trị liệu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
  • Đang truyền máu.

Khi con đang ốm bệnh cha mẹ không nên cho con đi chích ngừa thủy đậu

3. Chích ngừa thủy đậu ở đâu? Chích ngừa thủy đậu có tác dụng phụ không?

Bạn nên cho con chích ngừa thủy đậu tại các Trung tâm phòng chống dịch như Trạm y tế địa phương hay tại các Bệnh viện.

Các tác dụng phụ khi chích ngừa thủy đậu

Vắc-xin giống như bất kì loại thuốc khác, cũng có các tác dụng phụ tiềm năng. Hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ và rất hiếm khi gây nên những thiệt hại nghiêm trọng hoặc là tử vong.

Phản ứng dị ứng thường xảy ra chủ yếu ở mũi thứ nhất. Nếu ở mũi thứ nhất không gây ra vấn đề gì thì mũi thứ hai cũng sẽ bị.

Tác dụng phụ nhẹ:

  • Phát ban nhẹ.
  • Đau nhức, sưng ở chỗ tiêm.
  • Sốt nhẹ.

Tác dụng phụ vừa:

  • Sưng họng, khó thở, mệt lả.
  • Co giật.
  • Phát ban nặng.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Viêm phổi.
  • Tổn thương đến não và thiếu máu.

Lưu ý, những phản ứng dị ứng vừa và nghiêm trọng như trên rất hiếm khi xảy ra. Nếu có, chúng sẽ xuất hiện luôn sau vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêm chủng. Khi đó, bố mẹ phải gọi cấp cứu ngay lập tức.

Trước khi đưa bé đi chích ngừa thủy đậu, bố mẹ phải tìm hiểu kĩ các thông tin bổ ích và cần thiết trên để đưa bé đi tiêm vắc-xin thành công nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Trả lời