Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư máu ở trẻ em

Ung thư máu hay còn được gọi là ung thư bạch cầu là loại ung thư ác tính, nó xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, trong đó ung thư máu ở trẻ em luôn là vấn đề đáng lo ngại và được xã hội quan tâm rất lớn. Bệnh được xếp vào những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới. Ung thư máu ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng lành bệnh lên đến 85%. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải biết cách phòng bệnh và nhận biết bệnh ung thư máu trẻ em ở những giai đoạn đầu.

Vậy nguyên nhân gây bệnh ung thư máu là gì? Ung thư máu ở trẻ em có những dấu hiệu nhận biết nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh mang tính toàn cầu này.

Bệnh ung thư máu là gì?

Ung thư máu là loại ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến.

Bạch cầu vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, do đó bạch cầu sẽ ăn chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu.

Số lượng hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, cuối cùng người bệnh sẽ bị thiếu máu đến chết. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u.

Các loại ung thư máu

Bệnh ung thư máu được phân thành 3 nhóm chính:

Bệnh bạch cầu

Giống như tên gọi, bệnh bạch cầu là căn bệnh ung thư xảy ra ở các tế bào bạch cầu trong máu. Đây là một dạng ung thư đặc biệt bởi không xuất hiện các khối u. Các tế bào bạch cầu khiếm khuyết bám quanh tủy xương và mất đi chức năng chính của mình là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, virus có hại.

Khi bệnh bạch cầu ở trẻ em phát triển, chúng còn có thể cản trở khả năng sản xuất tế bào hồng cầu và tiểu cầu trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu và máu khó đông.

Theo thống kê, bệnh bạch cầu chiếm tới 1/4 trường hợp ung thư ở trẻ. May mắn là bệnh không lây qua đường máu và cơ hội điều trị bạch cầu là khá cao.

Lymphoma

Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.

Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại được lâu hơn gây nên tình trạng quá tải, làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Lymphoma có thẻ phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máy, lá lách và các cơ quan khác.

Đa u tủy

Đa u tủy xương là một dạng của ung thư máu. Nó phát triển trong các tế bào plasma (tương bào),  là một loại bạch cầu có nhiệm vụ chống nhiễm trùng. Khi đa u tủy xương phát triển, các tế bào ung thư tích tụ trong tủy xương và hút hết các chất dinh dưỡng từ các tế bào máu khỏe mạnh. Chúng tạo ra các protein đột biến có nguy cơ gây tổn thương cho thận.

Đa u tủy xương tác động lên toàn bộ cơ thể chứ không chỉ riêng một khu vực nhất định. Hai triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất về đa u tủy là đau xương và xương dễ gãy.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu ở trẻ em

– Rối loạn di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Down, hoặc hội chứng Klinefelter – Vấn đề hệ thống miễn dịch do di truyền như mất điều hòa giãn mao mạch.

– Có anh chị em bị bệnh ung thư máu, đặc biệt là một đôi song sinh cùng trứng.

– Có lịch sử tiếp xúc với nồng độ bức xạ cao, hóa trị liệu hoặc các hóa chất như benzen (một dung môi)

– Có lịch sử hệ miễn dịch bị ức chế như cấy ghép cơ quan

Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

Dễ bầm tím và chảy máu

Ở trẻ em bị ung thư máu, lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp nên tình trạng dễ bầm tím hay dễ chảy máu là điều thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, khi trẻ hoạt động và có những trầy xước do va chạm thì cơ thể trẻ có những vết bầm tím, nhanh chóng lan rộng và thậm chí chảy máu nhưng rất khó cầm máu hay đông máu. Do đó, bạn cần chú ý đến những hoạt động của trẻ, tránh tình trạng gây những tổn thương đến trẻ.

Đau bụng

Trẻ em bị ung thư máu thường có dấu hiệu đau bụng, sưng bụng, phần bụng thường xuyên khó chịu. Do các tế bào bạch cầu tích lũy trong lách, gan, thận,…gây sưng bất thường. Khi đau bụng trẻ có thể kém ăn, lười ăn, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.

Khó thở

Khó thở cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình đối với những trẻ bị ung thư máu, trẻ thường có biểu hiện thở khò khè do các tế bào bạch cầu co cụm ở tuyến sức ở cổ, dẫn đến tình trạng khó thở. Khi trẻ có biểu hiện này thường xuyên và kéo dài thì phụ huynh hãy nhanh chóng đưa con mình đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và phát hiện sớm bệnh để có những biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Thường xuyên bị nhiễm trùng

Thường xuyên bị nhiễm trùng cũng chính là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của ung thư máu ở trẻ em. Trẻ sốt liên miên, cơn sốt kéo dài, ngoài ra có thể kèm theo một số những triệu chứng như ho, chảy nước mũi,…Các bậc phụ huynh hãy hết sức chú ý những triệu chứng này để có thể nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành chẩn đoán và chữa trị bệnh.

Sưng tấy

Sưng tấy ở các vùng trên cơ thể cũng chính là biểu hiện của ung thư máu. Khi các bạch huyết tích tụ nó có thể gây sưng đau ở các vùng như cổ, vùng hang, xương đòn,…Các bé thường sưng đau và cảm thấy mệt mỏi, không muốn di chuyển nhiều.

Trẻ tái xanh, nhợt nhạt

Khi ung thư máu, các tế bào hồng cầu suy giảm, tăng các tế bào bạch cầu, đây chính là lí do khiến những trẻ bị ung thư máu có những dấu hiệu như da xanh xao, nhợt nhạt, trắng bệch.

Nếu bố mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu trên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đánh tiếc xảy ra.

Trên đây chính là những biểu hiệu, dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh ung thư máu ở trẻ em mà bạn cần nắm để có thể nhận biết sớm căn bệnh ung thư nguy hiểm này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

 

Trả lời