Khi bị đau mắt đỏ nên và không nên ăn gì?

Thời điểm giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh bùng phát. Bệnh đau mắt đỏ là một trong số những bệnh phổ biến và hay gặp nhất trong tiết chuyển mùa này, tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này như viêm, loét giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa.

Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, đặc biệt rất dễ lây lan trong cộng đồng, dễ dàng bùng phát thành dịch. Bệnh chưa có thuốc điều trị dứt điểm nên có thể tái phát lại nhiều lần.

Việc phát hiện và điều trị bệnh đau mắt đỏ càng sớm càng tốt nhằm tránh việc bệnh lây nhiễm sang người khác và giúp hạn chế những tổn thương gây ra ở vùng mắt. Đặc biệt là khi bị đau mắt đỏ người bệnh nên và không nên ăn gì? chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân

Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ:

– Viêm kết mạc do virus: Gây ra bởi virus, có triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường. Rất dễ lây, nhưng thường sẽ tự hết trong vòng vài ngày mà không cần điều trị y tế.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: Gây ra bởi vi khuẩn, trường hợp bị viêm kết mạc do vi khuẩn này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt nếu không được điều trị.

– Viêm kết mạc dị ứng: Gây ra bởi các chất gây kích ứng mắt như phấn hoa, bụi và lông động vật. Viêm kết mạc dị ứng có thể bùng phát theo mùa (phấn hoa) hoặc bùng phát quanh năm (bụi; lông thú vật).

Triệu chứng

Giống như tên gọi, biểu hiện chính và nổi bật nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt có màu đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Các triệu chứng khác của bệnh đau mắt đỏ phụ thuộc vào loại viêm kết mạc mà người bệnh mắc phải. Dưới đây là triệu chứng biểu hiện theo từng loại viêm kết mạc:

– Viêm kết mạc do virus: Chảy nước mắt, ngứa mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Một hoặc cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng. Rất dễ lây có thể lây lan khi ho và hắt hơi.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: Một mắt đỏ dính vàng hoặc xanh lục ở góc mắt. Trong một số trường hợp, dịch tiết này có thể đủ nghiêm trọng để làm cho hai mí mắt bị kẹt lại với nhau khi bạn tỉnh dậy. Một hoặc cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng và có thể gây nên nhiễm trùng (thường là do tiếp xúc trực tiếp với bàn tay bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng đã chạm vào mắt).

– Viêm kết mạc dị ứng: Chảy nước mắt, đốt cháy , ngứa mắt; thường kèm theo nghẹt mũi và sổ mũi, và nhạy cảm ánh sáng , cả hai mắt đều bị ảnh hưởng. Không lây nhiễm.

Những thực phẩm nên ăn

Người bệnh cần bổ sung những loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng khác nhau để thúc đẩy sức khỏe của đôi mắt. Cà rốt là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho mắt, vì chúng chứa một lượng lớn beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A, giúp giữ võng mạc và các phần khác của mắt bạn khỏe mạnh.

Chỉ một mình Vitamin A sẽ không có nhiều tác dụng  trong việc điều trị bênh đau mắt đỏ, người bệnh cần bổ sung kết hợp các chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi cho mắt, các bạn có thể lựa chọn các loại rau có lá màu xanh đậm bao gồm cải xoăn và rau bina, rau cải Thụy Sĩ, rau cải xanh, bông cải xanh và cải Brussels,… vì chúng có lượng lutein rất cao.

Biện pháp khắc phục

–  Đắp khăn ấm cho mắt

– Đắp khăn lạnh cho mắt đối với mắt bị dị ứng

– Luôn ở trong nhà và tránh dùng chung đồ của bạn với mọi người

– Không chà xát mắt khi bị nhiễm

– Hạn chế tiếp xúc mắt với khỏi bụi bẩn bằng cách đeo kính màu tối

– Tránh trang điểm và đeo kính áp tròng vào mắt

Những thực phẩm cần tránh

– Thực phẩm gây nóng, rát, đỏ mắt: tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó …

– Thực phẩm tác động xấu đến tình trạng viêm: đồ tanh, cá, mực, tôm, cua …

– Thực phẩm hạn chế tầm nhìn, giảm khả năng nhạy bén của thị lực: rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, …

– Người bệnh cần tránh ăn những loại thức ăn có tinh bột và đường như bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế, khoai tây, bánh pudding, bánh nướng, bánh ngọt, đường, mứt và bánh kẹo,…

– Ngoài ra phải tránh ăn quá nhiều thịt và các loại thực phẩm giàu chất béo và protein, trà và cà phê mạnh, những loại thức ăn quá nhiều muối, gia vị và nước sốt.

Nên ăn theo một chế độ ăn uống đa dạng bao gồm nhiều loại trái cây, rau quả, và protein dạng nạc để đảm bảo sức khỏe của đôi mắt.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

 

Trả lời