Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Rất nhiều bà mẹ tương lai đã chia sẻ rằng, kể từ khi mang thai, khẩu vị của họ đã thay đổi rõ rệt. Họ có thể cực thèm những món đồ ăn mà lúc trước họ rất ghét. Trên thực tế, mẹ bầu thay đổi khẩu vị là do sự tiết progesterone trong cơ thể của người mẹ. Sự tiết progesterone trong cơ thể có tác dụng bảo vệ tử cung nhưng cũng sẽ khiến nhu động ruột của người mẹ chậm lại, khiến người mẹ không có cảm giác ngon miệng. Kết quả là khẩu vị của người mẹ cũng thay đổi.

Tình trạng khẩu vị thay đổi rõ rệt xảy ra ở phụ nữ khi mang thai là điều hết sức bình thường. Đặc biệt có một số bà bầu lại có thiên hướng chuyển sang thích ăn đồ ăn cay nóng. Vậy bà bầu ăn đồ cay nóng có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi rõ rết. Do vậy, việc bà bầu thay đổi thói quen, sở thích ăn uống là vấn đề rất bình thường. Với nhiều phụ nữ  trước khi mang thai đã có sở thích ăn cay từ thì giờ có thể tăng lên gấp nhiều lần. Cũng không ít  các mẹ bầu không hề có sở thích ăn cay trước đó nhưng khi mang thai thì lại cực kỳ thèm ăn cay. Tần suất ăn, mức độ ăn cay cũng tăng lên, khiến không ít người lo lắng, cùng có chung một thắc mắc là liệu bà bầu ăn cay có ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi không?

Trên thực tế, mẹ bầu ăn đồ ăn cay vừa đủ không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Ngược lại, nếu ăn nhiều và ăn liên tục thì chính sức khỏe mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều thay đổi lớn trong cơ thể. Nhiều mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu với chứng táo bón, cảm giác khó tiêu hay ăn không ngon miệng do ốm nghén. Nếu từ bỏ được thói quen hay cảm giác thèm đồ cay nóng giai đoạn này cũng hạn chế được chứng khó tiêu, giảm táo bón… tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bước sang tam cá nguyệt thứ 2 và 3, cơ thể mẹ đã dần thích nghi được với sự thay đổi. Mẹ bầu có thể sử dụng một số món cay theo sở thích, nhưng không nên quá lạm dụng. Với những mẹ có vấn đề ở dạ dày như trào ngược, ợ hơi, ợ chua… đồ cay nóng sẽ khiến tình trạng trở lên tồi tệ hơn.

Cho tới nay thì chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra rằng bà bầu ăn đồ cay nóng có ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, với mẹ bầu ăn cay quá nhiều và thời gian dài thì thực sự không nên. Tùy cơ địa và chuyển hóa dinh dưỡng ở từng phụ nữ khi mang thai, ở một số thai nhi vào thời điểm nhạy cảm thì mắt, hệ thần kinh… của thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Hệ tiêu hóa của mẹ có thể bị báo động trong tình trạng quá tải, tình trạng co bóp tử cung không mong muốn có thể xảy ra, đi kèm theo là những biểu hiện da liễu như nổi mụn, da nám sạm do nóng trong.

Mẹ bầu ăn cay thế nào là hợp lý?

Nếu mẹ bầu đã có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi thì vấn đề quan trọng lúc này lại là việc lựa chọn gia vị cay phù hợp. Nên lựa chọn gia vị cay như mù tạt, ớt tươi, hạt tiêu… Phối hợp và sử dụng với lượng vừa phải sẽ đem lại một số lợi ích cho bà bầu. Một số gia vị cay các bà bầu nên lựa chọn:

  • Ớt tươi là gia vị cay phổ biến, trong ớt cũng có chứa vitamin A, B, C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, kích thích lưu thông tuần hoàn máu.
  • Hạt tiêu có tính kháng khuẩn, làm gia vị trong các món cháo, súp cũng giúp bà bầu giải cảm hiệu quả.
  • Mù tạt có hương vị cay nồng có thể kích thích vị giác, giúp mẹ bầu có cảm giác ngon miệng hơn.
  • Không sử dụng các gia vị cay đóng sẵn dạng lỏng, khô hay hỗn hợp trộn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có thể lẫn một số hóa chất gây hại cho thai nhi. Lựa chọn các gia vị tươi, hoặc các gia vị có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.

Để giảm tác dụng phụ từ đồ ăn cay, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau, củ quả giàu chất xơ và vitamin. Chế độ ăn luôn đảm bảo cân đối tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ… điều chỉnh thực đơn theo nhu cầu, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh tốt cho cả mẹ và bé. Nếu còn lo lắng, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Trả lời